Quy trình quản lý tiền mặt
Tiêu chuẩn
Tiền mặt phải được lưu tâm quản lý thật chặt chẽ. Không được để tiền trên quầy. Tất cả hộc tiền phải luôn được khóa. Tiếp tân phải đếm tiền 2 lần khi giao dịch bằng tiền mặt để đảm bảo đúng số tiền thu / chi. Phải đếm tiền trước mặt khách trước khi trao cho họ. Khách phải được gửi biên nhận giao dịch bằng tiền mặt.
Quy trình
1. Không bao giờ xao lãng hộc tiền dù trong khoảng thời gian ngắn trừ khi nó đã được khóa.
2. Không bao giờ để tiền bên ngoài hộc tủ trừ trường hợp bất khả kháng trong khoảng thời gian ngắn.
3. Khi tiền mặt để trên quầy vì bất cứ lý do gì thì tiếp tân không được xao lãng cho đến khi cất tiền vào nơi khác.
4. Chỉ có một tiếp tân được tiếp cận với quỹ tiền mặt. Tiếp tân chịu trách nhiệm phải luôn khóa hộc tủ và cất giữ chìa khóa cẩn thận.
5. Khi nhận thanh toán bằng tiền mặt, tiếp tân chưa được cất tiền vào hộc tủ cho đến khi giao dịch hoàn tất. Tiền mặt giao dịch này phải được đặt trong tầm mắt của khách và nên ngoài tầm với của họ (nếu có thể).
6. Sau khi hoàn tất giao dịch, lễ tân cất tiền vào hộc tủ trước khi phục vụ khách tiếp theo.
7. Thỉnh thoảng tiếp tân có thể gặp “lừa đảo”. Họ thường thể hiện mình như khách quan trọng, vội vàng , hoặc trao đồi ngoại tệ. Trong lúc tiếp tân thực hiện việc trao đổi, khách này sẽ đổi ý vài lần về loại đơn vị tiền mà họ muốn để làm tiếp tân bối rối. Trong trường hợp này, lễ tân nên ngưng việc, giữ lại tiền và bắt đầu lại một cách chậm rãi mỗi lần khách yêu cầu đơn vị tiền tệ.
8. Lễ tân phải đếm tiền trong khu vực an toàn và không có người lạ đi ngang qua.
9. Sau ca trực, lễ tân phải cân quỹ, ghi vào sổ các khoản thu chi trong ca và bàn giao cho ca sau.
10. Dòng tiền mặt có thể đc kế toán trưởng kiểm tra bất cứ lúc nào.
11. Lễ tân tự chịu trách nhiệm về lượng tiền mặt chuyển giao. Lượng tiền thừa hoặc tiền thiếu hụt phải được báo cáo và giao nộp theo mẫu báo cáo nộp tiền và được giải quyết tùy theo lỗi phạm.