Đăng ký để biết thêm

Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây để nhận tin tức và cập nhật từ VHG.

Phòng hư hỏng sửa chữa

Tiêu chuẩn
 
Để tối đa hóa doanh thu phòng, “phòng hư hỏng/sửa chữa” (OOO) sẽ được giữ ở mức tối thiểu và kiểm soát chặt chẽ mọi lúc.
 
Quy trình
 
1. Chỉ có những Quản lý sau mới được quyền chỉ định tình trạng phòng OOO
 
- Ban Tổng Quản lý
 
- Trực ban
 
2. Trong giai đoạn cao điểm, phòng chỉ bị đặt vào tình trạng OOO vì những nguyên nhân khẩn cấp và cần được sửa chữa, phục hồi càng sớm càng tốt để tránh thất thoát doanh thu. 
 
3. Phòng hư hỏng/sửa chữa có thể được phân loại theo những điều kiện sau:
 
- Nâng cấp (phòng ngủ/phòng tắm)
 
- Trải thảm
 
- Mất hoặc sửa chữa điện Sửa mối hàn
 
- Lỗi trên máy báo khói hoặc đầu phun
 
- Hư hại do lửa / khói
 
- Hư hại do nước
 
- Hư hỏng ổ khóa 
 
- Cửa sổ vỡ
 
- Thiệt hại do khách
 
4. Kế hoạch về việc sửa chữa phòng khách trong trường hợp không khẩn cấp sẽ được lập dựa vào dự báo công suất, lịch trình dự án... để tránh thất thoát doanh thu và tránh phòng sửa chữa được yêu cầu sử dụng.
 
5. Bộ phận phòng sẽ dọn các vật dụng trong phòng và chuẩn bị phòng để nâng cấp. Điều này sẽ đảm bảo đồ nội thất được xử lý đúng cách, đồ vải và vật dụng cho khách không bị lạm dụng và tiêu phí.
 
6. Phòng hư hỏng / sửa chữa sẽ được bộ phận Phòng nhập vào hệ thống PMS và thông báo đến các bộ phận liên quan những thông tin sau:
  • Ngày hư hỏng / sửa chữa 
  • Ngày dự kiến đưa vào sử dụng 
  • Lý do hư hỏng / sửa chữa
7. Không phòng nào được đặt trong tình trạng hư hỏng mà không có lý do đính kèm 
 
8. Trước khi được chi định OOO, Trưởng bộ phận Phòng sẽ kiểm tra phòng đó. FOM tư vấn về thời gian cho Trường bộ phận Phòng trước khi đặt tình trạng phòng “hư hỏng/sửa chữa”.
 
9. Khi công việc sửa chữa phòng hoàn tất hoặc các điều kiện đã hoàn chỉnh, Trưởng bộ phận Bảo trì chịu trách nhiệm hoàn công sẽ báo với Trưởng bộ phận Phòng. Trưởng bộ phận Phòng chấp nhận việc sửa chữa được hoàn tất, phòng trong điều kiện đạt chuẩn, tiến hành làm phòng và sẵn sàng cho kinh doanh trước khi thay đổi tình trạng trong hệ thống.
 
10. Chỉ có Trưởng Bộ phận lễ tân tân/ Trưởng bộ phận Phòng (Hoặc Phó bộ phận Phòng trong trường hợp Trưởng bộ phận Phòng vắng mặt) mới được phép “giải phóng” phòng khỏi
 
11. Trách nhiệm chính của Trưởng bộ phận Phòng là duy trì kiểm soát các phòng hư hỏng hằng ngày và liên lạc với Trưởng bộ phận Bảo trì những việc liên quan đến tiến trình sửa chữa và giao lại phòng.
 
12. Bộ phận lễ tân cũng có trách nhiệm theo dõi những phòng sửa chữa được “giải phóng” vào ngày hẹn hoàn thành và trong suốt giai đoạn công suất cao.
 
13. Trưởng Bộ phận Bảo trì và Trưởng bộ phận Phòng sẽ phối hợp bảo trì phòng một cách hệ thống với mục tiêu giảm thiểu và chỉ định chính xác phòng OOO.

Bài viết liên quan

094.716.2779