Đăng ký để biết thêm

Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây để nhận tin tức và cập nhật từ VHG.

Quy trình cho nghỉ việc

I. NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƠN PHƯƠNG XIN NGHỈ VIỆC
 
1. Viết đơn xin nghỉ việc
  • Người xin nghỉ việc sẽ viết đơn xin nghỉ việc (Resignation Form) lấy mẫu trực tiếp từ phòng Nhân sự, hoặc form mẫu từ Trưởng bộ phận. Người xin nghỉ việc cần phải đáp ứng đầy đủ về số ngày báo trước. Yêu cầu thông báo trước 3 ngày đối với nhân viên thử việc hoặc lao động mùa vụ,  30 ngày đối với hợp đồng xác định và 45 ngày đối với hợp đồng vô hạn. (khoản 2, điều 38 Bộ LLĐ 2012).
  • Phòng Nhân sự/Trưởng bộ phận cần phải thông báo cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật sẽ phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước... Ngoài ra, phải hoàn trả toàn bộ phí đào tạo cho người sử dụng lao động. (Điều 40 Bộ LLĐ 2019).
2. Xem xét của Trưởng bộ phận
  • Người xin nghỉ sẽ chuyển đơn cho Trưởng bộ phận xem xét. Thẩm quyền và trách nhiệm quản lý thuộc về các Trưởng phòng ban. Đối với nhân viên các bộ phận, cấp nhân viên, Trưởng ca, Giám sát, Trợ lý thì chuyển cho Trưởng bộ phận xác nhận. Sau đó chuyển cho phòng Nhân sự. Đối với Trưởng các phòng ban thì chuyển đơn xin nghỉ việc cho phòng Nhân sự.
  • Các Trưởng bộ phận phải xác minh tâm tư, nguyện vọng của nhân viên. Nếu vượt ngoài khả năng, thì Trưởng bộ phận phối hợp với phòng Nhân sự để xem xét cùng giải quyết. Trưởng bộ phận có trách nhiệm xem xét và trả lời cho người xin nghỉ việc không quá 2 ngày làm việc.
3. Xác nhận phòng Nhân sự
 
Sau khi đã được xem xét ký duyệt từ quản lý trực tiếp, người xin nghỉ việc phải chuyển lại đơn cho phòng Nhân sự. Lúc này phòng Nhân sự có trách nhiệm trao đổi trực tiếp với nhân viên để xác định tâm tư nguyện vọng của nhân viên thêm 1 lần nữa.
 
- Thời gian giải quyết đơn không quá 2 ngày kể từ khi nhận đơn
 
4. Phê duyệt cho nghỉ việc
  • Với trường hợp xác định cho nghỉ việc, phòng Nhân sự chuyển đơn xin nghỉ việc cho Giám đốc điều hành phê duyệt kèm theo phương án thay thế.
  • Thời gian chuyển đơn cho Giám đốc điều hành không quá 4 ngày kể từ khi nhận được đơn.
5. Thanh lý hợp đồng lao động
 
Phòng phòng Nhân sự chịu trách nhiệm tổ chức việc thanh lý hợp đồng với nhân viên. Việc thanh lý gồm các nội dung sau:
 
- Hoàn thành các công việc cần thực hiện trước khi nghỉ việc theo biên bản bàn giao công việc
 
- Biên bản bàn giao các công cụ dụng cụ cho người quản lý bộ phận
 
- Biên bản bàn giao hồ sơ, tài liệu
 
- Bản ký xác nhận từ các Trưởng bộ phận về việc nhân viên đã hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ với các phòng ban liên quan.
 
a. Quyết định cho nghỉ việc
  • Sau khi hoàn thành việc bàn giao công việc, phòng Nhân sự soạn thảo quyết định nghỉ việc trình Giám đốc điều hành ký duyệt (kèm theo đơn xin nghỉ việc & Bản xác nhận của các Trưởng bộ phận).
  • Quyết định nghỉ việc được chuyển cho người xin nghỉ việc, phòng Nhân sự lưu 1 bản và 1 bản chuyển cho Phòng tài chính kế toán làm căn cứ thanh toán cho người nghỉ việc (Kèm theo đơn xin nghỉ việc, & bảng chấm công …).
b. Thanh toán các chế độ còn lại
  • Phòng kế toán có trách nhiệm phối hợp phòng Nhân sự để lập bảng thanh toán cho người xin nghỉ việc và trình Giám đốc điều hành phê duyệt. Phòng Kế toán chỉ thanh toán cho người nghỉ việc khi đã có đầy đủ hồ sơ xác nhận từ phòng Nhân sự chuyển sang. Phòng Kế toán trực tiếp liên hệ với người xin nghỉ việc để làm thủ tục thanh toán.
  • Đối với các trường hợp người lao động còn thắc mắc, khiếu nại thì phòng Nhân sự có trách nhiệm giải quyết và gửi báo cáo cho Giám đốc điều hành. 
A. NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG MUỐN CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NGHỈ VIỆC
 
1. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
 
Khi nhân viên làm việc không hiệu quả, khách sạn có thể đưa ra tín hiệu doanh nghiệp không cần nhân viên đó, để họ tự hiểu như cho người lao động làm việc khác với hợp đồng đã giao kết (phải báo trước 3 ngày, và chuyển làm việc khác không quá 60 ngày trong 1 năm, có thể điều chỉnh mức lương bằng ít nhất bằng 85% theo mức lương cũ– Điều 29 Bộ LLĐ 2019) hay cho nhân viên làm những công việc quá đơn giản (sắp xếp giấy tờ, kiếm tài liệu, không giao việc cho làm) hay cho làm những công việc số lượng lớn để nhân viên cảm thấy khó khăn, chán nản tự đầu hàng.
 
2. Đưa người lao động vào thế phải đơn phương chấp dứt hợp đồng lao động (điều 35 Bộ luật lao động 2019)
 
Nếu nhân viên cứng đầu, ngoan cố thì sắp xếp cho nhân viên làm nhiều việc khó. Nếu không hoàn thành được sẽ xử lý kỷ luật bằng văn bản. Nếu còn phạm sai lầm cũ thì có thể sẽ bị sa thải. (Chúng ta cần căn cứ vào luật lao động. Cụ thể, điều 125 Bộ LLĐ 2019.)
 
3. Trong trường hợp người lao động lại nhất quyết không viết đơn xin thôi việc và nắm luật. 
 
Nếu người lao động nắm rõ luật thì chúng ta sẽ áp dụng theo luật để làm. Đưa nhân viên vào thế bị buộc thôi việc đúng luật (không hoàn thành công việc, bị xử lý kỷ luật).  Ngoài ra, chúng ta dựa vào lý do thay đổi cơ cấu, chia tách sáp nhập doanh nghiệp (Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế và Điều 43. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã) thì chúng ta sẽ phải trả trợ cấp mất việc làm, theo điều 46.
 
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý Điều 41 Bộ LLĐ 2019, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước. 
094.716.2779