Dán nhãn mác
A. MỤC ĐÍCH:
Quy định này áp dụng cho tất cả nhân viên bộ phận Nhận hàng, Kho và Bếp có trách nhiệm nhận, cất giữ và chuẩn bị thực phẩm ở tất cả các khu vực nhận, lưu kho và bếp nấu. Các nhân viên khác nếu tham gia vào quá trình nhận, chuyển và chuẩn bị thực phẩm từ chỗ nhận hàng vào kho và bếp cũng phải tuân theo quy định này.
B. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
Tất cả các khách sạn, nhà hàng của Công ty
C. QUY TRÌNH:
Nhập trước xuất trước
- Quy định cái gì vào trước thì ra trước
- Quy trình xoay vòng của thực phẩm/ hàng lưu kho giúp đảm bảo thực phẩm được sử dụng trong khi còn an toàn, hoàn thiện và ở chất lượng tốt nhất. Quy trình nhập trước xuất trước làm giảm thiệt hại kinh tế của việc phải loại bỏ sản phẩm quá hạn; giảm khả năng hư hỏng thực phẩm. Tất cả các mặt hàng thực phẩm được lưu trữ phải được dán nhãn và mã hóa ngày để đảm bảo quy trình luân chuyển hàng kho và kiểm soát thời gian sử dụng. Thực phẩm nên được sử dụng theo nguyên tắc "cái gì vào trước thì ra trước" ( cái gì vào kho trước sẽ được sử dụng đầu tiên).
- Thời hạn sử dụng thứ cấp
- Kiểm soát thời gian và nhiệt độ không hiệu quả là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm, bởi vì vi khuẩn có thể phát triển đến mức độ gây nhiễm khuẩn hoặc độc hại. Vi khuẩn gây bệnh cần các chất dinh dưỡng , nước và có đủ thời gian và nhiệt độ cho sự tăng trưởng . Kiểm soát thời gian sử dụng thứ cấp của thực phẩm giúp duy trì kiểm soát thời gian thực phẩm được lưu trữ trong kho, do đó hạn chế thời gian cho phép cho sự tăng trưởng của vi khuẩn. Lưu trữ thực phẩm đúng cách là nền tảng cho sự đảm bảo vệ sinh và có lợi nhuận của bất kỳ hoạt động kinh doanh thực phẩm nào. Thức ăn chế biến trong nhà bếp và sản phẩm đã được mở gói niêm phong có nguy cơ bị nhiễm khuẩn và dễ vi phạm các nguyên tắc về thời gian nhiệt độ. Quy định này cũng thiết lập việc sử dụng nhãn mác đánh dấu thời gian sử dụng thứ cấp để đảm bảo sản phẩm được lưu trữ trong kho lạnh trong một khoảng thời gian nhất định, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Việc duy trì kiểm soát thời gian một sản phẩm khi đã được mở niêm phong hoặc thực phẩm đã được chuẩn bị là cực kỳ quan trọng, vì những thực phẩm này thường được tiếp xúc và lưu trữ trong khoản thời gian và điều kiện nhiệt độ (từ 5-60 độ C) nơi mà vi khuẩn có thể gây hại phát triển và sinh sản.
Những điểm chính:
1. FIFO (Vào trước- Ra Trướct)
- Tất các các mặt hàng phải được đánh dấu/mã hóa với thông tin về ngày sản xuất
- Cất giữ các mặt hàng đông lạnh, khô sao cho thực phẩm cũ sẽ được lấy trước (trong trường hợp vẫn còn trong hạn sử dụng)
- Loại bỏ những sản phẩm hết hạn
- Tất cả các sản phẩm đã lấy ra khỏi thùng chứa ban đầu của nhà sản xuất phải được cất trữ trong những thùng phân loại thức ăn có nắp đậy, được dãn nhãn đầy đủ với thông tin về ngày sản xuất, mã sản phẩm và hạn sử dụng
2. Quy định về thời hạn sử dụng thứ cấp
- Quy định áp dụng cho tất cả thực phẩm cất giữ trong ngăn lạnh
- Thực phẩm phải được đánh dấu màu sắc/ dán nhãn với thông tin ngày sản xuất. Thông tin trên nhãn màu bao gồm:
- Ngày thực phẩm được sơ chế
- Ngày mở niêm phong nhà sản xuất
- Ngày rã đông
Tất cả thực phẩm phải được cất giữ trong hộp đựng có nắp đậy và dán nhãn
- Những giới hạn quan trọng
- Thực phẩm nóng phải được sử dụng trong vòng 72 tiếng
- Thực phẩm lạnh phải được sử dụng trong vòng 48 tiếng. Tất cả thực phẩm phải được cất giữ trong hộp đựng có nắp đậy và dãn nhãn/mã hóa ngày, giờ
Ghi chú: Dán nhãn có ghi ngày/ giờ lên tất cả các mặt hàng lưu kho và Bỏ ghi chú các mặt hàng đã loại bỏ