Đăng ký để biết thêm

Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây để nhận tin tức và cập nhật từ VHG.

Bảo trì máy lạnh trung tâm

I.      MỤC ĐÍCH
 
Giúp cho việc bảo trì được thực hiện an toàn, đúng kỹ thuật và đảm bảo chất lượng.
 
II.   TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

1. Chuẩn bị dụng cụ;
  • Thang và dây an toàn.
  • Máy phun nước áp lực.
  • Cảo (để tháo cánh quạt).
  • Cọ mềm.
  • Đồng hồ VA.
  • Đồng hồ sạc ga.
  • Bộ dụng cụ cầm tay.
  • Túi đeo dụng cụ khi làm việc trên cao
  • Giẻ lau.
  • Dầu nhớt.
  • Xà bông / hoá chất tẩy rửa.
2. Luôn thực hiện việc bảo trì này với hai - ba nhân viên.

3. Che chắn xung quanh khu vực vệ sinh máy.

4. Vệ sinh dàn lạnh:
  • Cho máy lạnh hoạt động và đo các thông số hoạt động của dàn lạnh, độ cách điện của máy. Ghi nhận vào phiếu bảo trì các thông số đo được. Lưu ý đến các số đo vượt quá tiêu chuẩn cho phép và những hiện tượng bất thường khác (td. tiếng động lạ, tiếng ồn,..) trong khi máy đang hoạt động. Nếu dự báo máy hỏng nặng nhân viên bảo trì cần tắt máy ngay và báo lại cho Tổ trưởng bảo trì để lên kế hoạch sửa chữa kịp thời.
  • Cúp CB máy lạnh và niêm phong CB (xem quy định về an toàn lao động trong công tác bảo trì).
  • Tháo vỏ máy và lưới lọc.
  • Vệ sinh vỏ máy và lưới lọc ở khu vực riêng biệt. Lau khô sau khi vệ sinh.
  • Dùng cọ quét sạch bụi bám trên các cánh quạt gió.
  • Dùng bao nilon bao che động cơ quạt không để nước bắn vào động cơ quạt.
  • Dùng máy bơm áp lực (điều chỉnh áp lực thích hợp) phun làm ướt bề mặt dàn lạnh.
  • Dùng cọ mềm và xà bông hoặc hoá chất tẩy rửa để vệ sinh bề mặt các lá nhôm. Lưu ý tránh đụng chạm mạnh có thể làm hư hỏng/ biến dạng các lá nhôm.
  • Dùng máy bơm áp lực phun rửa các chất dơ còn bám lại trên các lá nhôm.
  • Thông ống thoát nước.
  • Tháo tấm nylon chắn nước ra và kiểm tra động cơ quạt gió:
  • Tăng độ căng của dây cua roa truyền động nếu bị dãn. Thay mới nếu bị lão hoá.
  • Vô dầu nhớt rồi dùng tay xoay cánh quạt xem quạt có bị bó bạc không.
  • Lắc cốt quạt theo chiều lên xuống và chiều trái phải để kiểm tra độ rơ của bạc đạn.
  • Nếu phát hiện hư hỏng cần ghi nhận và báo cáo để có hướng xử lý tiếp theo.
  • Kiểm tra các đầu cod của CB, các lá tiếp điểm của khởi động từ (contactor) có được xiết chặt không; các dây dẫn có bị nóng hoặc bong tróc không; độ cách điện;..
  • Lắp lại lưới lọc bụi.
5. Vệ sinh dàn nóng:
  • Mở van để xả nước bồn ngâm dàn nóng.
  • Dùng máy phun áp lục và xà bông để vệ sinh dàn nóng và bồn chứa.
  • Đóng van và châm nước có pha cooler đến đúng mực nước quy định.
  • Kiểm tra độ cách điện.
  • Lắp nắp đậy máy. Dùng giẻ khô lau lại cho sạch mặt ngoài máy.
  • Thu dọn sạch sẽ khu vực bảo trì.
6. Kiểm tra hệ thống ống dẫn hơi lạnh:
  • Bọc bảo ôn đường ống dẫn hơi lạnh.
  • Các van gas, ống dẫn có bị rò rỉ dầu không.
  • Khớp nối giảm chấn trên đường ống lạnh.
  • Điều chỉnh cánh bướm để thay đổi lưu lượng gió thích hợp đến các họng gió.
7. Vệ sinh hệ thống tháp giải nhiệt bằng nước:
  • Chuẩn bị dụng cụ:
  • Thang và dây an toàn.
  • Máy phun nước áp lực.
  • Bàn chải cước.
  • Bộ dụng cụ cầm tay.
  • Túi đeo dụng cụ khi làm việc trên cao.
  • Giẻ lau.
  • Dầu nhớt.
  • Xà bông / hoá chất tẩy rửa.
  • Hoá chất chống sét gỉ 
  • Thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn lao động khi làm việc trên cao (đeo dây an toàn, kiểm tra khung sắt đỡ máy trước khi cài móc dây an toàn, mang túi dụng cụ,..). 
  • Xả nước trong tháp giải nhiệt.
  • Tháo vỏ tháp.
  • Làm vệ sinh các lá giải nhiệt bằng nhựa.
  • Cọ rửa bên trong tháp.
  • Cọ rửa hệ thống phao cấp nước và phao an toàn.
  • Kiểm tra tiếp điểm của phao an toàn.
  • Bảo trì máy bơm, quạt giải nhiệt trong tháp. Kiểm tra độ cách điện của bơm và quạt.
  • Thu dọn dụng cụ ra khỏi tháp.
  • Lắp đặt lại vỏ tháp.
  • Châm nước có pha cooler theo tỷ lệ quy định. Bảo đảm đạt mức nước quy định trong tháp.
8. Kiểm tra sau bảo trì:
  • Tháo niêm phong, bật CB cấp nguồn cho máy hoạt động khoảng 10 phút.
  • Đo các thông số và so sánh với thông số chuẩn để bảo đảm máy hoạt động tốt. Ghi nhận vào phiếu bảo trì các dữ liệu sau:
  • Đo áp lực gas của máy. Khi đạt độ lạnh thì các đường ống gas như ống đẩy - ống hồi có đọng sương hoặc bám tuyết trên đường ống không:
  • Nếu đường ống đẩy bám tuyết: máy thiếu gas.
  • Nếu đường ống hồi bám tuyết: máy dư gas.
  • Dùng đồng hồ kẹp để đo cường độ dòng điện máy đang hoạt động và so sánh với thông số chuẩn.
  • Kiểm tra dàn lạnh và dàn nóng, tháp giải nhiệt có phát ra tiếng kêu bất thường không.
Lưu ý:
 
Trường hợp phát hiện các bất thường như thiếu gas, dư gas, dòng điện thấp/ cao hơn chuẩn cho phép phải báo ngay cho giám sát hoặc Tổ trưởng bảo trì để xử lý. Ký vào phiếu theo dõi bảo trì máy lạnh.

III.      PHỤ LỤC
  1. Kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị hàng năm
  2. Lịch bảo trì máy lạnh
  3. Phiếu bảo trì máy lạnh trung tâm giải nhiệt bằng nước:
Ngày /Giờ Vị Trí máy lạnh Mã số  Kiểm tra  Ghi chú
Thông số Thông số tiêu chuẩn Ban đầu  Sau khi bảo trì
.... / .... /
Từ……….
Đến…….....
  Cường độ dòng điện Tiếng ồn
Độ cách điện
Khác
 
 
….…
BT…….
 500KΩ
………
………
………
………
………
………
………
………
………
…..….
………
…..….
………
…..….
………
…..….
 
Quản lý khu vực ký nhận sau bảo trì Nhân viên bảo trì ký Đánh giá kỹ thuật

4.      Bảng kiểm tra:
 
 
STT
Danh mục kiểm tra Văn bản tham khảo Đánh giá  
Ghi chú
1. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và đủ số nhân viên bảo trì (2) Xem tiến trình thực hiện trong quy trình    
2 Thực hiện đo và ghi nhận đầy đủ các thông số vào phiếu theo dõi bảo trì theo quy định Xem mẫu phiếu bảo trì    
 3 Thực hiện đúng trình tự các bước và thao tác đúng kỹ thuật Xem tiến trình thực hiện trong quy trình    
4 Thực hiện bàn giao và báo cáo đầy đủ Xem mẫu phiếu bảo trì    
094.716.2779