An toàn lao động
I. MỤC ĐÍCH
Bảo đảm không để xảy ra tai nạn lao động đáng tiếc trong khi thực hiện các công việc bảo trì.
II. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
1. An toàn điện
- Luôn mang giày bảo hộ, găng tay trong thao tác sửa chữa vật dụng điện/ nguồn điện.
- Các dụng cụ sửa chữa phải được bọc cách điện.
- Luôn Gắn bảng đang sửa chữa tại cầu dao sau khi ngắt điện để sửa chữa/ bảo trì thiết bị.
- Sau khi cắt điện phải kiểm tra lại điện nguồn (để bảo đảm đã ngắt điện hoàn toàn) trước khi tiến hành bảo trì, sữa chữa.
- Giữ môi trường và cơ thể được khô ráo, trang phục, tóc gọn gàng khi kiểm tra thiết bị điện trong tình trạng đang hoạt động.
- Sửa chữa hệ thống điện phải thực hiện với 2 nhân viên.
2. An toàn trong sử dụng công cụ bảo trì
- Mang găng tay và kính bảo hộ khi thao tác với các loại máy cắt, máy mài, máy hàn, hoặc tiếp xúc với rác/ hoá chất độc hại…
- Kiểm tra cách điện thiết bị điện cầm tay trước khi sử dụng.
- Khi thao tác cắt, mài, hàn phải che chắn kỹ để bảo đảm các vật dụng xung quanh không bị bắt lửa.
- Luôn tuân thủ các biển cảnh báo ở khu vực nhạy cảm như “cấm lửa”, “nguy hiểm”,..
- Đeo khẩu trang khi bảo trì/ sửa chữa trong môi trường có nồng độ dung môi/ hoá chất/ bụi.
3. An toàn khi làm việc trên cao
- Luôn đội nón bảo hộ, đeo và móc dây an toàn khi thực hiện công việc ở độ cao từ 2 mét trở lên.
- Kiểm tra dây an toàn trước khi sử dụng , sử dụng dây an toàn đúng chủng loại.
- Khi sử dụng thang luôn phải có người giữ chân thang. Dựng thang đúng kỹ thuật và ở vị trí vững chắc.
- Luôn sử dụng dây đeo dụng cụ khi thao tác trên cao. Không được chuyển dụng cụ vật dụng cho nhau bằng cách tung ném.
- Phải kiểm tra độ vững chắc của kết cấu chịu lực trước khi leo lên/ móc đai an toàn vào. Chỉ di chuyển trên các tấm lót đặt trên mái tôn nhựa, fibro cement, trần thạch cao,...
- Sử dụng thang gấp để di chuyển trên các mái dốc 250. Phải có biện pháp phòng tránh vật dụng trượt lăn theo mái dốc.
- Phải bảo đảm giữ khoảng cách an toàn khi làm việc gần đường dây cao thế (2 – 4m).
- Đặt các biển báo, rào chắn ở không gian bến dưới khu vực làm việc.
4. An toàn trong sử dụng hoá hất
- Mang khẩu trang, bao tay, kiếng,.. khi tiếp xúc với hóa chất.
- Phải nắm vững chủng loại , đặc tính , công dụng … hóa chất trước khi sử dụng.
- Nơi pha chế phải thông thoáng, an toàn, không gần chất dễ cháy.
- Khi pha chế, sang chiết phải dùng bơm, quặng để tránh rơi vãi. Pha hoá chất từ bình nguyên chất sang bình chứa có sẵn nước.
- Hoá chất sử dụng phải theo tỷ lệ đã hướng dẫn.
- Không chứa đựng/ pha trộn lẫn lộn các loại hoá chất khác với chỉ dẫn của nhà sản xuất
- Hóa chất thải bỏ, rác độc hại phải được bỏ đúng vị trí quy định.
- Tất cả các loại hoá chất phải được cất giữ đúng vị trí quy định, có khay đựng và được dán nhãn rõ ràng để tránh sự nhầm lẫn. Hoá chất phải có bình chứa và nắp đậy cẩn thận.
- Khu vực để hoá chất phải thông thoáng, ít người qua lại, có các biển báo theo qui định.
- Hoá chất được sắp xếp thành nhóm theo tính năng và công dụng.
- Thường xuyên vệ sinh và sắp đặt ngăn nắp trong kho. Những hoá chất đã được pha chế sẵn phải được để riêng để sử dụng trước.
III. PHỤ LỤC
1. Bản kiểm tra:
STT |
Danh mục kiểm tra |
Văn bản tham khảo |
Đánh giá |
Ghi chú |
1 |
Thực hiện đúng các quy định
về an toàn lao động trong quy
trình |
|
|
|