Đăng ký để biết thêm

Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây để nhận tin tức và cập nhật từ VHG.

Bảo trì máy lạnh 2 khối

I.      MỤC ĐÍCH
  • Giúp cho việc bảo trì được thực hiện an toàn, đúng kỹ thuật và đảm bảo chất lượng.
  • Không để xảy ra tai nạn lao động.
  • Máy lạnh hoạt động đạt các thông số quy định.
  • Không có sự than phiền từ người / bộ phận sử dụng và quản lý thiết bị.
  • Thời gian hoàn thành trong vòng hai tiếng.
III.      TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
  1. Chuẩn bị dụng cụ
  • Thang và dây an toàn
  • Máy phun nước áp lực
  • Cọ mềm
  • Khay hứng nước
  • Đồng hồ VA
  • Đồng hồ sạc ga.
  • Bộ dụng cụ cầm tay.
  • Túi đeo dụng cụ khi làm việc trên cao
  • Giẻ lau
  • Dầu nhớt.
  • Xà bông / hoá chất tẩy rửa.
  1. Đặt thang ngay ngắn và vững chắc ở vị trí thuận tiện cho thao tác bảo trì máy và đeo dây an toàn khi làm việc trên  cao.  Luôn thực hiện việc bảo trì này với hai nhân viên.
  2. Vệ sinh dàn lạnh
  • Cho máy lạnh hoạt động và đo các thông số hoạt động của dàn lạnh. Ghi nhận vào phiếu bảo trì các thông số đo được. Lưu ý đến các số đo vượt quá tiêu chuẩn cho phép và những hiện tượng bất thường khác (Vd. tiếng động lạ, tiếng ồn,..) trong khi máy đang hoạt động. Nếu dự báo máy hỏng nặng nhân viên bảo trì cần tắt máy ngay và báo lại cho Tổ trưởng bảo trì để lên kế hoạch sửa chữa kịp thời.
  •     Cúp CB máy lạnh và niêm phong CB (xem quy định về an toàn lao động trong công tác bảo trì)
  •     Tháo các ốc vít của mặt nạ máy lạnh. Tháo 2 jack ghim điều khiển quạt đảo gió và tháo mặt nạ cùng lưới lọc ra khỏi dàn lạnh. Tháo rời bo mạch trên mặt nạ (bo mạch cảm nhận tín hiệu remote).
  • Tháo máng thoát nước của máy nếu được.
  • Đem mặt nạ, lưới lọc và máng nước đến khu vực riêng biệt để làm sạch.
  • Dùng tấm nilon che phần bo mạch điều khiển dàn lạnh (tuyệt đối không để nước văng vào bo mạch và động cơ quạt).
  • Lắp khay hứng nước để tránh nước chảy tràn ra ngoài khi vệ sinh bên trong máy. Chú ý độ nghiêng của máng.
  • Dùng máy bơm cao áp (điều chỉnh áp lực nước thích hợp) phun làm ướt bề mặt dàn lạnh vàcánh gió lồng quạt.
  •  Dùng cọ mềm và xà bông hoặc hoá chất tẩy rửa để vệ sinh bề mặt các lá nhôm và đầu cảm biến nhiệt của dàn lạnh. Lưu ý tránh đụng chạm mạnh có thể làm hư hỏng/ biến dạng các lá nhôm.
  • Dùng máy bơm cao áp phun rửa các chất dơ còn bám lại trên các lá nhôm và cánh gió lồng quạt.
  • Trong khi chờ đợi ráo nước dàn lạnh tiến hành vệ sinh lưới lọc, mặt nạ dàn lạnh và máng thoát nước của máy ở khu vực vệ sinh chung.
  • Dùng giẻ lau khô.
  • Vô dầu / mỡ vào các ổ trục động cơ, các khớp, chốt cánh gió nếu cần.
  •  Gỡ bỏ tấm nilon che chắn bo mạch điều khiển. Kiểm tra các mối dây và các khớp nối. 
  • Kiểm tra các đầu code xiết dây có được xiết chặt chưa; các khớp nối ngã ba có bị rò rỉ không (có bị dầu bám trên các khớp nối đường ống không); đầu cảm biến nhiệt của dàn lạnh đã gắn đúng vị trí chưa; …)
  • Gỡ bỏ khay hứng nước và lắp lại máng thoát nước của máy. 
  •      Gắn bo mạch cảm nhận tín hiệu remote vào trong mặt nạ máy lạnh. Đậy lại mặt nạ và lưới lọc lên máy. Chú ý khi lắp mặt nạ phải lắp đúng các khớp nối để tránh làm gãy các khớp (khi máy hoạt động sẽ gây tiếng ồn). Bắt các ốc vít giữ mặt nạ (nên vặn vừa phải, nhẹ tay tránh làm tuôn các răng nhựa).
  • Dùng giẻ khô lau lại cho sạch mặt ngoài máy. 
  1. Vệ sinh dàn nóng
  • Thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn lao động khi làm việc trên cao (đeo dây an toàn, kiểm tra khung sắt đỡ
  • Tháo vít, gỡ vỏ dàn nóng và đem vệ sinh ở khu vực riêng biệt. 
  • Che chắn xung quanh dàn nóng để tránh làm dơ bẩn và mất công dọn dẹp sau khi bảo trì. 
  •     Dùng tấm nylon che phần bo mạch điều khiển dàn nóng và động cơ quạt để tránh nước văng vào.
  •     Dùng máy bơm cao áp (để ở áp lực cao) phun rửa dàn nóng. Dùng cọ mềm và xà bông hoặc hoá chất tẩy rửa để vệ sinh bề mặt các lá nhôm. Lưu ý tránh đụng chạm mạnh có thể làm hư hỏng/ biến dạng các lá nhôm và cánh quạt giải nhiệt; không để nước văng vào mô tơ quạt và bo mạch điều khiển nằm cạnh máy nén.
  •     Gỡ bỏ tấm nilon che chắn bo mạch điều khiển. Kiểm tra lại lần cuối các đầu code xiết dây và các tiếp điểm khởi động từ. Kiểm tra các cao su giảm chấn ở đế máy, thay mới nếu cần. Kiểm tra độ cách điện.
  • Đậy lại vỏ máy, bắt vít chắc chắn. Dùng giẻ lau lại bên ngoài vỏ máy,
-     Thu dọn dụng cụ và vật dụng che chắn dàn nóng.
  • Tháo niêm phong, bật CB cho máy chạy khoảng 10 phút để kiểm tra lại hoạt động của máy. Đo các thông số và so sánh với thông số chuẩn để bảo đảm máy hoạt động tốt. Ghi nhận vào phiếu bảo trì các dữ liệu sau:
  • Đo áp lực gas của máy nếu cần. Khi đạt độ lạnh thì các đường ống gas như ống đẩy - ống hồi có đọng sương hoặc bám tuyết trên đường ống không:
    • Nếu đường ống đẩy bám tuyết: máy thiếu gas
    • Nếu đường ống hồi bám tuyết: máy dư gas
-    Dùng đồng hồ kẹp để đo cường độ dòng điện máy đang hoạt động.
  • Trường hợp phát hiện các bất thường như thiếu gas, dư gas, dòng điện thấp/ cao hơn quy định phải báo ngay cho giám sát hoặc Tổ trưởng bảo trì để xử lý.
  1. Vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ và trả lại nguyên trạng khu vực sau khi bảo trì.
  2. Bàn giao lại cho người có trách nhiệm quản lý khu vực và yêu cầu ký nhận vào phiếu bảo trì máy lạnh.
IV. PHỤ LỤC
  1. Phiếu bảo trì máy lạnh:
 Ngày /Giờ Vị Trí máy lạnh / Mã số  
 
 Kiểm tra
Notes
 Thông số Chuẩn  Ban đầu Sau bảo trì  
....  /  ....  /
 
  Cường  độ  dòng  điện ….…
BT
…………
…………
…………..…
…………..…
 
Từ:………
.
Đến:……....
  Tiếng ồn
Độ cách điện
Khác 
 
 
 
500KΩ
 
 
 
…………
…………
…………..…
…………..…
 
Quản lý khu vực ký nhận sau bảo trì Nhân viên bảo trì ký Đánh giá kỹ thuật
 
2.      Bản kiểm tra:
 
 STT  Danh mục kiểm tra Văn bản tham khảo  Đánh giá  Ghi chú
  1 Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và đủ 2 nhân viên bảo trì Xem tiến trình thực hiện trong quy trình    
2 Thực  hiện đo và  ghi nhận đầy đủ các thông số vào phiếu theo dõi bảo trì theo quy định Xem mẫu phiếu bảo trì    
 
3
Thực hiện đúng trình tự các  bước  và  thao  tác đúng kỹ thuật Xem tiến trình thực hiện trong quy trình    
4  Thực hiện bàn giao và báo cáo đầy đủ Xem mẫu phiếu bảo trì    
 
094.716.2779