Đăng ký để biết thêm

Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây để nhận tin tức và cập nhật từ VHG.

Xử lý cấp cứu y tế

TIÊU CHUẨN

Mọi nhân viên khách sạn, khi nhận được thông tin hay chứng kiến trường hợp khẩn cấp về y tế (đột quỵ, đau ngực, ngừng thở, trụy tim, mất máu cấp, tai biến, khó thở, đứt tay, ngã ….) phải có trách nhiệm thông báo ngay lập tức cho nhân viên Lễ tân hay Trưởng ca an ninh hoặc cố gắng trợ giúp ban đầu cho tới khi nhân viên an ninh có măt.                   

QUY TRÌNH
  1. Ngay lập tức hành động khi nhận được thông báo có trường hộ khẩn cấp về y tế (đột quỵ, đau ngực, ngừng thở, trụy tim, mất máu cấp, tai biến, khó thở, đứt tay, ngã ….)
  2. Thông báo cho Trưởng ca an ninh hoặc nhân viên Lễ tân trực ban. Nhân viên an ninh ghi chép thời gian nhận được thông tin và đến ngay hiện trường cùng với túi cứu thương
  3. Nhân viên an ninh có mặt tại hiện trường cần thông báo cho Trưởng ca. Nhân viên an ninh tiếp cận và chăm sóc nạn nhân.
  4. Trưởng ca an ninh thông báo cho nhân viên lễ tân trực ban thông qua điện hoặc bộ đàm yêu cầu báo cáo tình hình cho GM/ EAM/ MOD và yêu cầu  trợ giúp y tế. GM/EAM/MOD/ Trưởng ca an ninh tiến hành gọi xe cứu thương tới khách sạn
  5. Ngay khi nhận được thông tin, nhân viên lễ tân trực ban có trách nhiệm báo cáo cho GM/EAM/MOD để báo cáo tình hình thông qua điện thoại bàn hay điện thoại di động
  6. Thông báo cho nhân viên an ninh tại hiện trường qua bộ đàm về việc đã liên lạc xe cứu thương. Nhân viên an ninh có trách nhiệm bảo vệ hiện trường.
  7. Nếu nạn nhân đang ở khu vực công cộng, không thể tự mình di chuyển hay đang bất tỉnh, Không được phép di chuyển thì phải tiến hành gọi cứu thương có cáng chuyên nghiệp.
  8. Tiến hành nới lỏng cà vạt hay khăn quàng cổ, trấn an nạn nhân về việc nhân viên y tế đang trên đường đến. Giữ ấm cho nạn nhân và duy trì cung cấp không khí trong lành xung quanh khu vực. Tiến hành các bước sơ cứu và chờ sự có mặt của nhân viên y tế.
  9. Trưởng ca an ninh hay Trưởng bộ phận có mặt tại hiện trường sẽ là chỉ huy công tác cứu hộ. Trưởng ca  an ninh hay Trưởng bộ phận sẽ yêu cầu điều phối các hoạt động với các phòng ban khác và tiến hành bảo vệ hiện trường.
  10. Tiến hành bàn giao việc chăm sóc nạn nhân khi nhân viên y tế có mặt hiện trường. Trưởng ca an ninh tiến hành lập biên bản sự việc để lưu trữ hồ sơ.
  11. Khi phải chuyển nạn nhân tới trung tâm y tế, cần thu thập các thông tin liên quan như: ai chăm sóc nạn nhân và nơi nạn nhân được chuyển đến. Nhân viên an ninh có trách nhiệm ghi chép lại giờ xe cứu thương rời khỏi khách sạn.
  12. GM/EAM/MOD cần sắp xếp 01 nhân viên tháp tùng nạn nhân tời trung tâm y tế
  13. Nếu khách ở một mình, khóa phòng lại cho đến khi khách quay lại.
  14. Tất cả tài sản và tài liệu của khách cần phải được kiểm tra, và lưu giữ tại Lễ tân dưới sự chứng kiến của Trưởng ca an ninh và cho vào két an ninh
  15. Túi cứu thương được hoàn trả lại phòng ban liên quan, được kiểm tra và bổ sung vật phẩm đã sử dụng
  16. Trưởng ca an ninh có trách nhiệm hoàn thiện biên bản hiện trường bao gồm đầy đủ mọi thông tin chi tiết.
  17. Trưởng bộ phận lễ tân/ Trưởng bộ phận an ninh có trách nhiệm xác định tình trạng của nạn nhân .
  18. GM/EAM/hoặc nhân viên được ủy quyền quyết định có nên đi thăm nạn nhân và ai sẽ đại diện ban lãnh đạo. Phòng Nhân sự có trách nhiệm đặt quà cho chuyến thăm nạn nhân tại trung tâm y tế/bệnh viện.
094.716.2779