Đăng ký để biết thêm

Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây để nhận tin tức và cập nhật từ VHG.

Bản mô tả công việc của quản lý bar

            VỊ TRÍ      :     QUẢN LÝ BAR

            BỘ PHẬN:     BỘ PHẬN ẨM THỰC (F&B)

            BÁO CÁO:    Báo cáo trực tiếp cho Trưởng bộ phận Ẩm Thực
 
HẠNG MỤC NỘI DUNG CHI TIẾT
Chức năng:
  • Quản lý nhân viên;
  • Theo dõi, giám sát tình hình tại quầy bar;
  • Phối hợp với quản lý lên menu đồ uống: cocktail, mocktail, rượu… phù hợp với phong cách phục vụ của nhà hàng – khách sạn.
  • Quản lý các trang thiết bị của bộ phận; Giải quyết các vấn đề phát sinh;
  • Tuyển dụng, đào tạo nhân sự;
  • Các công việc khác.
Nhiệm vụ:
  • Quản lý nhân sự của quầy Bar, theo dõi và kiểm tra giờ vào làm việc của nhân viên, phân công việc cho nhân viên.
  • Đôn đốc, nhắc nhở, chỉnh đốn nhân viên về tác phong, vị trí làm việc, thái độ phục vụ khách hàng, đồng phục, cách bày trí trên Bar…
  • Họp nhân viên để nhắc nhở, động viên, khen thưởng và truyền thông tin từ cấp trên (nếu có).
  • Kiểm soát nhắc nhở nhân viên phục vụ, phụ bar và các Bartender thực hiện đúng tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo về chất lượng, trình bày đẹp.
  • Đào tạo, đánh giá năng lực của từng nhân viên trong quầy Bar.
  • Giám sát, nhắc nhở nhân viên đảm bảo về chất lượng, trình bày đẹp mắt thức uống.
  • Kiểm soát số lượng hàng hóa đầu giờ nếu thiếu thì đặt hàng ngay để đáp ứng đầy đủ cho hoạt động hằng ngày trên quầy Bar.
  • Kiểm soát xuất nhập tồn và hao hụt hàng hóa. Ghi lại biên bản hủy hàng hóa, đồ uống, nguyên vật liệu đối với quầy Bar theo quy trình. Xây dựng tiêu chuẩn nguyên vật liệu, hàng hóa đầu vào.
  • Kiểm soát tình hình thu chi hằng ngày trên quầy Bar, phải tìm hiểu nguyên nhân khi có những biến đổi doanh thu đột biến.
  • Kiểm tra cách trưng bày hàng hóa, sao cho bắt mắt và phải thường xuyên thay đổi, quản lý tài sản, công cụ dụng cụ tại quầy.
  • Xây dựng tiêu chuẩn đồ uống, thiết kế menu quán.
  • Kiểm tra vệ sinh trong và ngoài quầy Bar.
  • Làm báo cáo hàng ngày, báo cáo tuần nộp cho cấp trên.
  • Tiếp cận, xã giao, làm quen với khách hàng.
  • Nên lưu ý và thường xuyên để mắt đến các khách nữ uống nhiều để có thể kịp thời hỗ trợ khi cần thiết (đối với quản lý quầy Bar tại các quán Bar, Club và Nhà Hàng – Khách Sạn).
  • Tạo không khí tươi vui, thân thiết mang đến cho khách hàng cảm giác thoải mái dễ chịu.
  • Thiết lập, xây dựng những chương trình khuyến mãi, hậu mãi, có chiến lược chăm sóc và phát triển nguồn khách hàng.
  • Giúp khách hàng có những trải nhiệm đáng nhớ về đồ uống tại quầy.
Di chuyển và nhiệm vụ tạm thời
  • Trong trường hợp cần thiết, Quản lý bar có thể được giao thêm những nhiệm vụ liên quan theo sự chỉ đạo trưc tiếp từ Trưởng bộ phận Ẩm thực và Ban Giám đốc Khách sạn.
 
YÊU CẦU TRÌNH ĐỘ VÀ KỸ NĂNG

Theo bản mô tả công việc quản lý bar, để đảm nhiệm vị trí quản lý bar, bạn cần bằng cấp hoặc chứng chỉ pha chế chuyên nghiệp. Tối thiểu 01 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương.
  • Bằng cấp hoặc chứng chỉ pha chế chuyên nghiệp.
  • Có kinh nghiệm ở vị trí tương đương.
  • Am hiểu về các loại đồ uống.
  • Có gu thẩm mỹ, biết cách decor đồ uống.
  • Biết tin học văn phòng cơ bản.
  • Sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt, kỹ năng tổ chức và giao tiếp
  • Có khả năng làm việc độc lập và đội nhóm hiệu quả.
  • Tiếng Anh giao tiếp.
  • Kỹ năng đào tạo và hướng dẫn.
  • Có khả năng làm việc tốt dưới áp lực cao.
094.716.2779